1449124927_logo_tdtg

 0976.988.422 

Các biến chứng Nguy hiểm từ bệnh tiểu đường

Khái niệm - triệu chứng

Đái tháo đường (tiểu đường) là một trong những căn bệnh phổ biến và nguy hiểm. Đây là một bệnh rối loạn chuyển hóa chất đường trong cơ thể xảy ra khi cơ thể không thể sản xuất đủ hoặc không sử dụng hiệu quả insuslin.

Theo kết quả nghiên cứu năm 2012 của Viện Đái tháo đường và Rối loạn chuyển hóa, Trường Đại học Y Hà Nội:

- Số lượng người mắc bệnh tại Việt Nam chiếm tỷ lệ 5,7%.

- Tỷ lệ người bệnh đái tháo đường trong cộng đồng chưa được phát hiện ở Việt Nam cao gấp 2 lần số bệnh nhân đã biết.

Bệnh đái tháo đường thường có các triệu chứng sau:

- Khát nước nhiều: bệnh nhân bị đái tháo đường có mức đường huyết cao làm lấn át khả năng giữ lại đường của thận khi lọc máu để tạo thành nước tiểu. Một lượng nước tiểu lớn được hình thành khi thận bị đầy tràn đường. Cơ thể cố gắng chống lại hiện tượng này bằng cách gửi một tín hiệu lên não để làm máu loãng ra bằng cách tạo cảm giác khát, đòi hỏi phải đưa vào cơ thể thêm nhiều nước để làm loãng nồng độ đường trong máu đang cao trở về mức bình thường và để bù vào lượng nước bị mất do tiểu nhiều.

- Đi tiểu nhiều: một cách giúp cơ thể thoát khỏi tình trạng dư thừa đường là thải đường ra ngoài qua nước tiểu. Hiện tượng này sẽ làm cơ thể bị thiếu nước do khi thải đường ra ngoài cơ thể sẽ mang theo một lượng lớn nước cũng đi ra theo chung với nó.

- Ăn nhiều: cơ thể người bị đái tháo đường sẽ tiết ra nhiều insulin, một trong những chức năng của insulin là kích thích cảm giác đói. Do đó, nồng độ insulin cao trong cơ thể sẽ dẫn đến tăng cảm giác đói và muốn ăn. Bất chấp sự gia tăng lượng calori nhập vào cơ thể, người bệnh có thể chỉ tăng cân rất ít hay thậm chí là giảm cân.

- Sụt cân không rõ nguyên nhân: Bệnh nhân bị đái tháo đường không thể xử lý được calori trong thức ăn dẫn đến giảm cân ngay cả khi ăn đủ hay thậm chí là ăn nhiều. Mất đường và nước qua nước tiểu cũng là một tác nhân góp phần vào triệu chứng giảm cân này.

- Bệnh nhân đái tháo đường type-2 thường không có bất kỳ triệu chứng nào ở giai đoạn đầu và vì vậy bệnh thường chẩn đoán muộn khoảng 1-2 năm (chỉ có cách kiểm tra đường máu cho phép chẩn đoán được ở giai đoạn này).

Một số biến chứng nguy hiểm thường thấy của bệnh đái tháo đường nếu phát hiện quá muộn là tổn thương thần kinh ngoại vi (có dễ dẫn đến nhiễm trùng, hoại tử, gây loét và có thể phải cắt cụt chi để bảo toàn tính mạng), tổn thương thận (suy thận, liệt chức năng lọc và bài tiết), biến chứng mắt (các bệnh võng mạc), tổn thương mạch máu và tim (cao huyết áp, xơ cứng động mạch, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não gây bại liệt hoặc tử vong), nhiễm trùng hoặc phải tháo khớp (tay, chân)...

Nguyên nhân

- Đái tháo đường type-1 - insulin thiếu hoàn toàn: nguyên nhân do di truyền, do viêm hay tổn thương tuyến tụy nên không tạo ra insulin. Người mắc bệnh đái tháo đường type-1 chiếm khoảng 3-5% và thường gặp ở người trẻ tuổi.

- Đái tháo đường type-2 – tụy có sản sinh ra insulin nhưng không đủ hoặc không phát huy tác dụng. Phần lớn các nguyên nhân là sử dụng thực phẩm dư thừa chất béo bão hòa, thừa cân và stress. Khoảng 95% người mắc bệnh đái tháo đường type-2.

- Đái tháo đường thứ cấp (tỉ lệ rất nhỏ) do phẫu thuật tuyến tụy, dùng hóa chất.

Phòng và trị bệnh

Bác sĩ Ngô Thế Phi, Trưởng khoa nội tiết Bệnh viện Thủ Đức, cho biết: "Để phòng ngừa bệnh đái tháo đường hiệu quả, bạn nên thay đổi lối sống lành mạnh như: chơi thể thao, tham gia các hoạt động giải trí để tránh stress, chế độ dinh dưỡng hợp lý...".

- Luôn theo dõi tình trạng bệnh: người bị bệnh nên có sẵn máy đo đường huyết cá nhân tại nhà để có thể tiện việc theo dõi bệnh tình. Nếu thấy có những chuyển biến bất thường thì nên đến ngay bác sỹ, không nên tự điều trị.

- Khẩu phần ăn nên nhiều chất xơ: 14g chất xơ cho mỗi 1.000 calo nạp vào cơ thể. Nên ăn ngũ cốc nguyên hạt.

- Cắt giảm chất béo và calo trong khẩu phần ăn hàng ngày. Duy trì chế độ ăn ít cacbon hydrat và giàu protein để có sức bền với mọi hoạt động.

- Tăng cường rèn luyện thân thể thể như đi bộ ít nhất 2 giờ 30 phút mỗi tuần.

- Giảm trọng lượng cơ thể thừa: chỉ cần giảm ở mức vừa phải (7%) là có thể tránh nguy cơ đái tháo đường.

- Sử dụng một số thảo dược tự nhiên để phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả, không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Bệnh đái tháo đường hiện chưa có thuốc chữa trị hoàn toàn. Các loại thuốc Đông, Tây y, thảo dược giúp hỗ trợ điều trị nhằm ổn định lượng đường huyết của máu.

Phòng và hỗ trợ điều trị bệnh bằng NASULIN

Với bệnh nhân đái tháo đường type-1, NASULIN giúp giảm mức đường trong nước tiểu xuống 54%.

Sự hiện diện của chất xơ tự nhiên galactomannan (một chất mới được sử dụng trong việc ăn kiêng và giảm cân) trong NASULIN giúp làm giảm tốc độ hấp thụ đường vào máu.

Các acid amin (4-hydroxyisoleucin) trong NASULIN có tác động tích cực đến việc sản xuất insulin nội sinh một cách tự nhiên, nhờ đó có tác dụng ổn định đường trong máu.

NASULIN cũng làm giảm bốn triệu chứng của bệnh đái tháo đường như khát nước, tiểu nhiều, mệt mỏi và sụt cân.

*Hiệu quả tác dụng đa dạng tùy theo cơ địa mỗi người

CÔNG TY TNHH HOÀNG MỘC THẢO

MST:    0316741540

Địa chỉ: 15B, Nguyễn Lương Bằng Nối Dài, P.Phú Mỹ, Quận 7

Hotline:  0976 988 422 ( Miss TỐ QUYÊN)