1449124927_logo_tdtg

 0976.988.422 

BỆNH TRĨ TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH PHỒNG NGỪA

BỆNH TRĨ TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH PHỒNG NGỪA
benh-tri-trieu-chung-va-cach-phong-ngua - ảnh nhỏ  1

110.000 VND

Khái niệm - triệu chứng

Trĩ là bệnh rất phổ biến (25% dân số), đứng đầu trong các bệnh lý vùng hậu môn.
Bệnh trĩ là sự dãn quá mức của một hay nhiều tĩnh mạch thuộc hệ thống tĩnh mạch trĩ trên hoặc tĩnh mạch trĩ dưới hay cả hai gây nên trĩ nội, trĩ ngoại hay trĩ hỗn hợp:
- Nếu các xoang tĩnh mạch trĩ trên (trực tràng trên) phồng to, trĩ được hình thành ở trên đường lược được gọi là trĩ nội.
- Nếu các xoang tĩnh mạch trĩ dưới (trực tràng dưới) phồng to, trĩ được hình thành ở dưới đường lược được gọi là trĩ ngoại.
- Trĩ hỗn hợp tức là trên cùng một bệnh nhân xuất hiện cả trĩ nội và trĩ ngoại.
- Bệnh trĩ thường biểu hiện ra ngoài thông qua 2 triệu chứng chính là chảy máu và sa búi trĩ:
- Chảy máu: là triệu chứng có sớm nhất và thường gặp nhất. Lúc đầu chảy máu rất kín đáo, tình cờ bệnh nhân phát hiện khi nhìn vào giấy chùi vệ sinh sau khi đi cầu hoặc nhìn vào phân thấy vài tia máu nhỏ dính vào thỏi phân rắn. Về sau mỗi khi đi cầu phải rặn nhiều do táo bón thì máu chảy thành giọt hay thành tia. Muộn hơn nữa cứ mỗi lần đi cầu, mỗi lần đi lại nhiều, mỗi lần ngồi xổm máu lại chảy. Đôi khi máu từ búi trĩ chảy ra đọng lại trong lòng trực tràng rồi sau đó mới đi cầu ra nhiều máu cục.
- Sa búi trĩ: thường xảy ra trễ hơn sau một thời gian đi cầu có chảy máu, lúc đầu sau mỗi khi đại tiện thấy có khối nhỏ lồi ra ở lỗ hậu môn, sau đó khối đó tự tụt vào được. Càng về sau khối lồi ra đó to lên dần và không tự tụt vào sau khi đi cầu nữa mà phải dùng tay nhét vào. Cuối cùng khối sa đó thường xuyên nằm ngoài hậu môn.
- Triệu chứng khác: ngoài hai triệu chứng chính trên, bệnh nhân có thể có kèm theo các triệu chứng khác như đau khi đi cầu, ngứa quanh lỗ hậu môn.
Nguyên nhân

- Ngồi nhiều, ít vận động
- Do táo bón, rối loạn tiêu hóa
- Dùng ít chất xơ, nhiều đồ cay, nóng
- Thai kỳ, u bướu hậu môn, trực tràng
- Sử dụng nhiều loại thuốc: parkinson, huyết áp, đái tháo đường, tim mạch,…
Phòng và điều trị

- Tập thói quen sinh hoạt đúng giờ, đều đặn
- Đi đại tiện vào một giờ cố định trong ngày và luyện tập thể dục thể thao vừa sức và đồng đều.
- Nên ăn uống nhiều chất xơ, ít dùng đồ cay, nóng và chất kích thích.
- Phòng bệnh bằng cách uống một ly nước vào buổi sáng.
Để điều trị triệt để bệnh trĩ, bệnh nhân cần phải can thiệp vào búi trĩ bằng các thủ thuật như chích xơ, quang đông bằng tia hồng ngoại,... hay phẫu thuật loại bỏ búi trĩ và thắt các tĩnh mạch trĩ tận gốc. Tuy nhiên, phẫu thuật hay thủ thuật chỉ là một mắt xích trong phác đồ tổng thể vì điểm quan trọng nhất là phục hồi chức năng hậu môn và điều trị ngăn chặn tái phát.
Ngày nay, khoa học phát triển kết hợp với các bài thuốc dân gian, các nhà nghiên cứu đã tìm ra những sản phẩm thảo dược rất hữu hiệu trong phòng và điều trị trĩ.
Phòng và hỗ trợ điều trị bệnh bằng OVATA

Nhờ tác dụng làm mềm và trơn khối phân, OVATA giúp khối phân di chuyển dễ dàng, giảm cọ xát, từ đó, giúp làm giảm đau rát và tránh xuất huyết hậu môn ở bệnh nhân đã hoặc đang bị trĩ.
Ngoài ra, với tính nhuận tràng cao, OVATA cũng rất thích hợp cho việc phòng ngừa bệnh trĩ, đặc biệt ở những người có nguy cơ mắc bệnh cao như: người có thói quen ngồi nhiều, đứng nhiều, uống ít nước, ăn thiếu chất xơ, ăn nhiều chất cay nóng...
*Nên kết hợp cùng nhiều thực phẩm mát như rau diếp cá,… giúp giảm nhiệt cơ thể. Nước Hoa hòe (Styphnolobium japonicum) với hàm lượng rutin tự nhiên cao giúp làm bền thành mạch.
*Hiệu quả tác dụng đa dạng tùy theo cơ địa mỗi người

CÔNG TY TNHH HOÀNG MỘC THẢO

MST:    0316741540

Địa chỉ: 15B, Nguyễn Lương Bằng Nối Dài, P.Phú Mỹ, Quận 7

Hotline:  0976 988 422 ( Miss TỐ QUYÊN)